Xe tải nhập 3 cục là gì ?

Bấy lâu nay khách hàng thường được nghe các dân kinh doanh, dân buôn xe tải nói đến ” hàng nhập 3 cục “. Vậy xe tải hàng nhập 3 cục là gì ?

Hiểu rỏ hơn về các loại xe tải có trên thị trường

Hiện tại, có 3 loại xe tải chính trên thị trường đang được kinh doanh. 

  1. Xe tải nhập nguyên chiếc từ một số thị trường. Như thị trường xe Thaland, Hàn Quốc hay Indonesia.
  2. Xe nhập linh kiện các loại chính như : khối động cơ, cabin, và khung gầm của xe. Sau đó về Việt Nam sẻ lắp ráp các linh kiện chính khác thành một chiếc xe hoàn chỉnh. Thường được dân buôn xe hoặc bà con chúng ta gọi là xe tải nhập linh kiện 3 cục.
  3. Xe nhập một số bộ phận nào đó. Ví dụ như : Động cơ, khung gầm hoặc chỉ một linh kiện nào đó thôi.

Sau đây, chúng tôi sẻ phân tích và làm rõ từng loại để quý khách có thể hiểu rỏ hơn.

Nói nôm na cho dể hiểu

Trong thông số kĩ thuật của những chiếc xe ở Việt Nam thường có một thuật ngữ ghi là : “Xe lắp ráp trong nước” hoặc “xe nhập khẩu nguyên chiếc”. Nếu nói như vậy thì cũng dễ hiểu rồi. Thế nhưng, nếu người ta ghi là CKD, CBU, SKD thì sẽ hiểu như thế nào đây? Thật ra đó là ghi tắt của những từ sau đây bằng tiếng Anh.

CKD

Completely Knocked Down. Nghĩa là xe lắp ráp trong nước với 100% linh kiện được nhập khẩu (completely). Ở trường hợp này, hãng xe (có nhà máy ở VN) đã nhập khẩu toàn bộ linh kiện sau đó gia công, lắp ráp thành chiếc xe hoàn chỉnh. Đây là xe tải nhập 3 cục

SKD

Semi-Knocked Down. Xe lắp ráp trong nước có một số linh kiện đã được nội địa hoá .

CBU

Completely Built-Up. Xe được sản xuất hoàn toàn ở nước ngoài và nhập khẩu nguyên chiếc về VN. Ví dụ một số hãng xe tải không có nhà máy ở Việt Nam nên chỉ kinh doanh xe nhập khẩu nguyên chiếc.

FBU: Fully Built Up. Giống nghĩa với CBU nhưng rất hiếm khi thấy sử dụng từ này.

1. Xe tải nhập nguyên chiếc

Thuật ngữ chính xác là CBU (Completely Built – Up). Vào thời điểm khoảng năm 2000 trở về trước năm 2017. Các chủ doanh nghiệp hay các chủ xe muốn sở hữu những chiếc tải bền bỉ và đáng tin cậy. Họ tìm mua những chiếc xe nhập nguyên chiếc về để mua. Mặc dù biết khó khăn sau khi sử dụng cũng như bảo dưỡng, thay thế. So với xe tải nhập 3 cục.

Xe tải Hyundai HD72 nhập
Xe tải Hyundai HD72 nhập nguyên chiếc làm mưa làm gió một thời.

Ưu điểm 

Xe tải nhập nguyên chiếc có lợi thế là các linh kiện tốt, bền bỉ. Các công nghệ lắp ráp hay dây chuyền sản xuất đều tốt hơn so với Việt Nam ( ??? Điều này chưa ai chứng minh !)

Tiếp theo, các phụ kiện nhỏ lẻ. Ví dụ như một con ốc, bù-lông, con tán cũng được sản xuất ở nước ngoài. Nên theo khách hàng hay một số doanh nghiệp kinh doanh cho là tốt.

Nhược điểm

Điều đầu tiên nhắc đến xe tải nhập nguyên chiếc là giá xe đắt đỏ hơn rất nhiều so với các loại xe tải khác. Ví dụ như xe tải nhập 3 cục chẳng hạng. 
thuế nhập khẩu xe của luật pháp Việt Nam chúng ta rất cao

Tiếp đến, linh kiện thay thế rất khó để tìm mà thay thế nếu bị hỏng. Sẽ ra sao nếu một bộ phận nào đó cần thay thế mà chúng ta không có hàng. Lúc này một là phải đặt hàng từ nước ngoài về. Hai là tìm linh kiện ở Việt Nam và “độ” lại để thay thế.

Tổng kết

So với các loại xe tải nhập một số linh kiện. Liên doanh hay xe tải nhập 3 cục thì xe nhập nguyên chiếc còn chưa chắc về sự thích hợp về thời tiết ở Việt Nam.

Hyundai 210 nhập 3 cục theo dạng nguyên chiếc chassis
Hiện nay chỉ còn các dòng xe tải Hyundai hạng nặng mới nhập nguyên chiếc.

Vì thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều ở nước ta rất đặc trưng ở nước ta. Rất dể hư hỏng hay rỉ sét hơn so với các nước có thời tiết ôn đới.

2. Xe tải nhập 3 cục

Đây là dòng xe tải rất nhiều hãng áp dụng tại Việt Nam. Đặc biệt là hãng xe tải Hyundai. Và sau này rất nhiều hãng áp dụng công nghệ này.

Xe tải nhập 3 cục Hyundai Mighty 2017
Xe tải Hyundai Mighty 2017 hàng nhập 3 cục

Mặc dù các hãng xe này không muốn nói. Mặc định khách hàng sẽ lầm hiểu sao thì hiểu.

Nhập những linh kiện chính hãng từ chính chiếc xe đó ở nước ngoài. Sau đó cân chỉnh, thay thế một số bộ phận để hợp với thị trường Việt Nam.

Ưu điểm

Với phụ kiện chính hãng, linh kiện nhập khẩu nguyên bản chính hãng. Ví dụ, tải Hyundai hàng nhập 3 cục thì các khối linh kiện chính hãng. 

Như vậy xe tải Hyundai hàng nhập 3 cục thì hãng lắp ráp sẽ nhập :

  • Nhập toàn bộ khối ca-bin, bao gồm các linh phụ kiện bên trong.
  • Các linh kiện kết cấu quan trọng đều chính hãng, độ bền cao như cầu xe Dymos, hộp số cơ khí Hyundai.
  • Đặc biệt lắp ráp trên dây chuyền tiêu chuẩn của Hyundai. Bởi vì rỏ ràng. Một hãng xe danh tiếng không dể gì để những hãng không đủ tiêu chuẩn lắp ráp xe cho họ.
Xe tải Mighty 2017 nhập 3 cục nguyên bản
Một dòng xe tải Hyundai Đô Thành là một chiếc xe Hyundai nhập 3 cục nguyên bản

Nhược điểm của xe tải nhập 3 cục

Tùy vào hãng mà xe tải nhập 3 cục sẻ có chất lượng khác nhau. Ví dụ, xe tải Hyundai thì có nhiều hãng lắp ráp theo sự nhượng quyền của Hyundai. Như : nhà máy Veam, Đô Thành, máy Thành Công, Thaco…

Khi đó mỗi hãng sẻ có một dàn kỉ thuật và kỉ sư khác nhau sẻ khác nhau. Với một phần quảng lý dây chuyền và chất lượng khác nhau.

Và một trong những nhà máy lắp ráp xe tải Hyundai khá nổi tiếng như nhà máy Hyundai Đô Thành .

Xe tải nhập một số linh kiện

Đây là dòng xe chủ yếu do các hãng tự thiết kế, lắp ráp tại Việt Nam. Những linh kiện nào Việt Nam sản xuất được thì họ sẻ dùng. Hoặc những bộ phận nào không quan trọng nhưng giá tốt thì các nhà máy này sẻ dùng.

Đa số họ sẻ nhập như động cơ, hoặc cầu xe hoặc chassis… Hoặc sử dụng các nhà sản xuất linh kiện sử dụng các công nghệ của các hãng nổi tiếng nhượng quyền công nghệ phát triển lại. Những chiếc xe này không có sự đồng bộ như xe tải nhập 3 cục.

Xe tải lắp ráp linh kiện tại Việt Nam
Xe tải nhập linh kiện sau đó được thiết kế và lắp ráp tại Việt Nam

Ưu điểm

Ưu điểm dể dàng nhận thấy của dòng xe tải này là giá thành rẻ. Họ đánh mạnh vào các chủ doanh nghiệp hay chủ xe muốn nhanh lấy lại tiền đầu tư ban đầu. Để dể dàng cho chủ xe xoay sở dòng vốn.

Nhượt điểm so với xe tải nhập 3 cục

Tất nhiên những dòng xe nhập linh kiện riêng lẻ không đồng bộ như xe tải nhập 3 cục . Thì chất lượng sẻ không đảm bảo được như các loại khác.

Thứ hai, những linh kiện này nếu bị một hãng không tên tuổi. Hoặc là một hãng xe không mạnh nhập về sau này rất khó thay thế.

Tổng kết

Vậy là quý vị cũng đã hiểu rỏ hơn một phần nào về xe tải nhập nguyên chiếc, nhập 3 cục hay lắp ráp linh kiện ở Việt Nam. Với mỗi loại xe đều có những ưu điểm và khuyết điểm khác nhau. 

Vậy sự khác nhau giữa một chiếc xe CKD và một chiếc xe CBU là gì?

Nếu loại trừ yếu tố kĩ thuật, tay nghề của công nhân, chất lượng nhà máy. Thì sự khác biệt lớn nhất giữa xe CKD và CBU là thuế. Thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc sẽ cao hơn xe lắp ráp trong nước, khiến giá xe sẽ cao hơn. Ngoài ra cũng có khi có một số khác biệt.

Ví dụ bản tùy chọn của nội, ngoại thất, xe. Xe tải  CKD(nhập 3 cục) có thể sẽ được tuỳ chỉnh thêm. Bớt đi một số đồ chơi cho phù hợp với thị trường trong nước.

Nhưng nhu cầu của mỗi người mỗi khác. Nên quý khác khác nhau sẻ có những lựa chọn khác nhau. Chúc quý khách có được sự lựa chọn của mình.

Content Protection by DMCA.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phone IconGọi
Zalo IconZalo