Động cơ có Turbo tăng áp là gì ?

Turbo tăng áp là gì ?

 Turbo tăng áp tiếng anh gọi là Turbocharger. Nó là một hệ thống được thích hợp trên những động cơ sử dụng dầu diesel. Có thể có trên xe tải, xe hơi, hay bất cứ động cơ nào. Kể cả động cơ của máy bay, động cơ tàu thuyền.

Cấu tạo mặt cắt Turbo tăng áp
Cấu tạo mặt cắt Turbo tăng áp

Hệ thống tăng áp này tận dụng sức mạnh của dòng khí thải. Nhờ bố trí một tua-bin nằm trên ông thoát khí thải. Khi khí thải đi qua sẽ làm cho tua-bin này quay. Và nhờ thế nó làm quay máy nén khí vào xi-lanh của động cơ.

Bằng mắt thường có thể nhìn thấy Turbo giống con ốc sên được gắn trên động cơ Diesel.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo Turbo tăng áp hiểu một cách đơn giản là. Nó bao gồm 2 phần chính là turbin và bộ nén.

Đó là 2 cánh quạt gắn trên một trục. Mỗi quạt một đầu trục. Khí xả của động cơ được dẫn tới một quạt. Được gọi là tua-bin với mục đích để quay trục và xoay quạt thứ 2 theo hiệu ứng ngược lại, được gọi là bộ nén. Bộ nén này sẽ có nhiệm vụ nén khí vào khoang nạp khí của động cơ.

Cơ chế hoạt động mô phỏng Turbo tăng áp

Các turbo tăng áp là một kiểu hệ thống sinh áp lực một cách cưỡng bức. Chúng nén khí vào bên trong các động cơ.

Lợi ích của việc nén đó là không khí được nén ép vào trong xi-lanh nhiều hơn. Nhiều không khí hơn được nén vào trong xi-lanh đồng nghĩa với việc nhiên liệu được đưa vào động cơ nhiều hơn. Bởi vậy, mỗi kỳ nổ ở xi-lanh lại sinh ra nhiều công suất hơn.

Luồn không khí đã được làm lạnh trung gian
Luồn không khí đã được làm lạnh trung gian

Chính vì sử dụng khí thải của động cơ để nén và đưa vào khoang nạp khí nên không khí được nén có nhiệt độ rất cao. Khí được nén này sẽ có mật độ loãng và sẽ có những bất lợi khi đưa trực tiếp vào động cơ.

Vì vậy, Turbo tăng áp thường làm việc đi kèm với một bộ làm lạnh trung gian để làm mát khí đã được nén trước khi đưa vào động cơ. Bộ làm lạnh trung gian thường là bộ tản nhiệt đơn giản. Thông qua bộ tản nhiệt này không khí nóng sẽ tỏa bớt nhiệt, tăng mật độ trước khi đốt. Bộ làm lạnh trung gian được đặt giữa Turbo tăng áp và khoang nạp khí.

Luồn khí di chuyển ngược lại của Turbo tăng áp

Ưu điểm của Turbo tăng áp

Turbo tăng áp giải quyết được vấn đề tăng công suất của động cơ mà không thay đổi kích thước động cơ. Một động cơ có trang bị turbo tăng áp sẽ sản sinh ra nhiều công suất hơn so với động cơ cùng kích cỡ nhưng không có trang bị. Thông thường hệ thống này có thể tăng thêm 30-40% công suất động cơ.

Nhược điểm

    Theo lí thuyết, Turbo tăng áp hiệu quả hơn bởi nó sử dụng năng lượng khí thải trong khí xả làm nguồn cung cấp động năng.

Tuy nhiên, nhược điểm của nó  là tạo ra một áp suất ngược trong hệ thống xả và tạo ra áp suất nạp thấp hơn cho tới khi động cơ hoạt động ở tốc độ tua cao.

Turbo tăng áp

Đây chính là nguyên nhân dẫn tới động cơ lắp ban đầu không tăng tốc nhanh hay còn gọi là độ trễ. Hiện tượng có thể thấy rõ ở động cơ chạy dầu.

Động cơ dung tích lớn thường có đủ lực mô-men xoắn để khiến cho hiện tượng trễ của turbo khó nhận thấy. Song điều này có thể kiểm chứng dễ dàng với những động cơ dung tích nhỏ. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ôtô ngày nay hầu như đã khắc phục được hiện tượng trễ của turbo bằng cách ứng dụng các phương pháp hay vật liệu mới.

Những lưu ý khi sử dụng động có có Turbo tăng áp

  • Không nên đạp ga mạnh khi vừa mới khởi động động cơ.
  • Không nên nhấp mạnh ga sau đó tắt máy sua khi xe chạy được một quảng đường dài.
  • Nên để động cơ nổ ở chế độ tự nhiên khoản một phút rồi mới di chuyển xe.
  • Sau khi dừng xe nên để động cơ nổ khoảng 1 phút sau đó hãy tắt máy.

Chúc quý khách chạy xe an toàn và có thêm tí mẹo để chăm sóc xe của mình tốt hơn.

Đa số các nhà sản xuất động cơ đều trang bị turbo tăng áp cho động cơ. Do đó, đa số xe tải hiện nay đều có. Từ xe tải Hyundai đến xe tải Đô Thành. Từ xe tải 1 tấn đến xe tải 15 tấn.

2 những suy nghĩ trên “Công suất của động cơ | Đơn vị tính của công suất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *